Việt Nam là một quốc gia có bề dày văn hóa, lịch sử được gìn giữ là lưu truyền từ đời này qua đời khác. Những giá trị của văn hóa được các thế hệ đi trước gìn giữ tới tận ngày nay. Một trong những nét đẹp văn hóa được lưu truyền chính là các trò chơi dân gian đã gắn bó với rất nhiều các thế hệ tuổi thơ của mỗi người.
Ngày nay với sự phát triển của công nghệ thông tin trẻ em dần dần không còn được tiếp cận với những trò chơi này nữa mà thay vào đó là các trò chơi khác. Mặc dù có rất nhiều các trò chơi mới lạ hiện nay nhưng các trò chơi này không có nhiều ý nghĩa đặc trưng của văn hóa nước ta. Vì vậy hãy cùng điểm qua các trò chơi gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người và hay xuất hiện trong các Hội làng, lễ Tết.
Trò chơi ô ăn quan
Chơi ô quan là trò chơi vô cùng phổ biến tại các tỉnh phía Bắc. Có thể chơi được từ hai người trở lên. Đối với hai người chơi các triển khai trò chơi sẽ được thực hiện như sau.
Vẽ một hình chữ nhật được chia đôi theo chiều dài để ngăn thành các ô khác nhau, tổng cộng sẽ là 10 ô với khoảng cách đều nhau. Ở hai đầu hình chữ nhật sẽ là hình vòng cung, đó là hai ô lớn đặc trưng cho mỗi bên đặt vào 2 ô đấy một viên sỏi lớn có thể có hình thể và màu sắc khác nhau để phân biệt. Đó là hai ô quan của mỗi bên, còn lại các ô khác mỗi ô đặt 5 viên sỏi nhỏ giống nhau.
Người chơi đầu tiên sẽ bắt đầu bằng nắm sỏi ở một ô tùy ý và rải các viên sỏi này vào từng ô. Khi đến viên sỏi cuối cùng ta vẫn lấy ô bên cạnh và tiếp tục đi quan sao cho khi viên sỏi cuối cùng dừng cách khoảng là một ô trống thì người chơi chặp ô trống bắt lấy phần sỏi trong ô bên cạnh ra ngoài. Các viên sỏi này là thuộc người chơi và người thứ hai sẽ bắt đầu.
Các lượt chơi sau cứ thế diễn ra đến khi một người nào đó mất quan và lấy hết sỏi của đối phương thì ván chơi sẽ kết thúc. Hết quan tàn dân thu quân kéo về. Hết ván, bày lại ván mới ai thiếu phải vay của bên kia. Thắng thu sẽ quyết định theo nợ các viên sỏi.
Trò chơi rồng rắn lên mây
Rồng rắn lên mây là trò chơi dân gian rất thích hợp với các em nhỏ vừa vui nhộn lại vừa bổ ích. Để chuẩn bị cho trò chơi này bạn cần phải tìm ra cho mình một người chơi đóng vai thầy thuốc và những người còn lại sẽ xếp thành một hàng dọc nắm lấy vạt áo của người phía trước hoặc đặt tay lên vai tùy ý để tạo thành hình con rắn.
Sau khi đã chuẩn bị xong những người chơi xếp thành hàng bắt đầu hát ” Rồng rắn lên mây, có cái cây lúc lắc, hỏi thăm thầy thuốc, có nhà hay không”. Thầy thuốc sẽ đáp lại ”thầy thuốc đi chơi” hoặc ” thầy thuốc có nhà” tùy ý người chơi. Nếu như có nhà thầy thuốc sẽ đáp lại ”rồng rắn đi đâu”, trả lời “rồng rắn đi lấy thuốc chữa bệnh cho con”, thầy thuốc “con lên mấy?”, “Con lên một”, “thuốc chẳng hay”,…khi đến ” con lên mười”.
Thầy thuốc sẽ hỏi ”Xin khúc đầu” đáp lại “Những xương cùng xẩu”, “XIn khúc giữa” đáp lại ” Những máu cùng me”, “Xin khúc đuôi” đáp lại “Tha hồ mà đuổi”. Lúc này thầy thuốc sẽ tìm cách để bắt người đúng cuối cùng trong hàng. Nếu không bảo vệ được người đứng cuối sẽ phải làm thầy thuốc.
Trò chơi kéo co
Đối với trò chơi kéo co chắc chắn đã quá nổi tiếng trong dân gian và cả ngày này. Đây là trò chơi thường xuyên được đưa vào các hội thi, hội khỏe Phù Đổng,.. dành cho lứa tuổi học sinh. Ở mỗi vùng miền sẽ có một cách chơi kéo co khác nhau nhưng số người chơi ở hai phe luôn được chia đều. Nam và nữ đều có thể chơi được trò chơi này.
Để chuẩn bị cho trò chơi này hai đội chơi sẽ đứng thành hai hàng dọc ngược nhau và nắm lấy một sợi dây thừng dài. Sau khi chuẩn bị xong bắt đầu chờ tín hiệu từ trọng tài “Bắt đầu”. Hai đội sẽ dùng sức của mình để kéo sao cho đối phương dịch chuyển về phía mình sẽ là người chiến thắng. Thông thường một trận kéo co sẽ có 3 keo để phân biệt được đâu là đội chiến thắng cuối cùng.
Kéo co là trò chơi đòi hỏi rất nhiều về sức khỏe để chiến thắng trò chơi này. Tuy nhiên đây là một trò chơi cần sự phối hợp đồng đội chặt chẽ do đó sẽ có các chiến thuật kéo co khác nhau để cho người chơi tham khảo và áp dụng để có được chiến thắng.
Trò chơi cướp cờ
Cước cờ là một trò chơi đòi hỏi người chơi cần có sự nhanh nhẹn và chính xác. Cách chơi sẽ được thực hiện như sau: Người quản trò sẽ chia thành các đội khác nhau có số lượng thành viên bằng nhau đứng ở vạch xuất phát. Mỗi người chơi sẽ có một số thứ tự riêng của mình. Khi quản trò gọi đến số nào người chơi mang số đó của hai đội chạy đến vòng tròn và cướp cờ đặt trong vòng.
Tuy nhiên cần chú ý một vài điều là khi đang cầm cơ nếu bạn chạm vào người thì thua cuộc, điểm sẽ được tính nếu như bạn lấy được cờ về vạch xuất phát mà không chạm bất kỳ ai. Số nào thua sẽ không được tiếp tục và người chơi không được ôm, giữ nhau khi bạn cướp cờ.
Kết luận
Còn có rất nhiều các trò chơi dân gian thú vị khác ngoài những trò chơi ở phía trên đây. Những trò chơi này mang lại bản sắc về văn hóa, dân tộc mà những người ở thế hệ sau phải gìn giữ. Vậy nên hãy để cho những trò chơi này trở nên được biết đến rộng rãi nhất là đối với thế hệ trẻ sau này.